Cha mẹ nên nói với trẻ thế nào về chuyện ly hôn?

Ly hôn là việc không ai mong muốn bởi nó không chỉ gây áp lực cho bố mẹ mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ. Để giúp con mạnh mẽ vượt qua vết thương lòng, cha mẹ cần khéo léo và kiên trì để giúp con nhận ra những điều khác biệt này.

Khi cha mẹ ly hôn, trẻ không chỉ chịu những tác động về tâm lý mà những hành vi, thói quen thường ngày cũng có thể trở nên xáo trộn, nhất là đối với trẻ vị thành niên khi các em còn trong độ tuổi hình thành nhận thức và rất nhạy cảm với mọi việc xảy ra quanh mình thì càng dễ cảm thấy tổn thương khi gia đình đổ vỡ. Cha mẹ cần tìm hiểu các phương pháp để giúp con thoát khỏi quá trình chuyển đổi khó khăn này.

Phản ứng thông thường của trẻ khi biết việc ly dị của cha mẹ là tâm trạng hoảng sợ. Chúng cảm thấy như mình đang bị bỏ rơi và không còn được che chở. Mức độ phản ứng của mỗi trẻ là khác nhau, phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện sống của mỗi gia đình. Cha mẹ càng yêu chiều thì trẻ càng bị tổn thương và lo sợ hơn. Một số lời khuyên hữu ích dưới đây có thể giúp con bạn hiểu hơn về chuyện ly hôn của cha mẹ.

1.jpg

1. Nói chuyện với con thật nhẹ nhàng và tế nhị

Khi nói chuyện với trẻ, bạn cần chú ý tới cách sử dụng từ ngữ và thái độ khi nói về vợ/chồng cũ. Có thể bạn sẽ nghĩ trẻ chưa đủ lớn để hiểu chuyện nhưng sự nhạy cảm của trẻ thơ có thể khiến bạn ngạc nhiên hơn bạn tưởng. Bạn tuyệt đối tránh chỉ trích người bạn đời của mình bằng cách nói: “Bố con là người đàn ông tồi tệ. Bố không còn yêu thương mẹ con mình nữa…”. Những cách nói tiêu cực này chỉ càng khiến tâm lý trẻ nặng nề và cảm thấy mình đang bị bỏ rơi và lừa dối. Thay vào đó, hãy chọn cách nói với con thật nhẹ nhàng và tế nhị như: “Con yêu, cha và mẹ có một số vấn đề không thể giải quyết nên phải xa nhau, tuy nhiên con hãy nhớ rằng cha mẹ vẫn luôn yêu thương con”. Hãy khiến trẻ hiểu rằng việc ly hôn của người lớn không hề ảnh hưởng tới tình cảm mà hai bạn dành cho con cái.

2.jpg

2. Nói với trẻ chuyện ly hôn không phải lỗi của trẻ

Trẻ có thể suy nghĩ rằng nguyên nhân cha mẹ không còn ở với nhau là do lỗi của mình, do trẻ không tốt hoặc đã làm chuyện gì đó sai khiến cha mẹ buồn. Cha mẹ hãy nói cho con hiểu rằng việc ly hôn là quyết định của người lớn, không hề liên quan tới những việc làm của trẻ.

3. Quan tâm tới cảm xúc của trẻ

Mỗi đứa trẻ sẽ có phản ứng khác nhau khi biết cha mẹ ly dị. Một số trẻ sẽ rất thắc mắc đặt ra hàng loạt các câu hỏi muốn được cha mẹ giải thích, nhiều trẻ chỉ khóc, lại có trẻ chẳng thể hiện tình cảm ra bên ngoài. Vì thế cha mẹ cần giúp con nói lên được cảm xúc của mình. Hãy nói: “Mẹ biết con cảm thấy buồn, con có thể cho mẹ biết mẹ nên làm gì để con hết buồn không?”. Lúc này, bạn cần cho bé hiểu rằng bạn luôn ở bên cạnh, lắng nghe và yêu thương bé.

3.jpg

4. Để con tự suy nghĩ và quyết định

Sau khi để con biết rằng cha mẹ không còn chung sống với nhau nữa, dù đã có lựa chọn của riêng mình nhưng bạn nên thể hiện thái độ quan tâm tới trẻ bằng cách hỏi ý kiến con xem con muốn thay đổi điều gì trong tương lai và hãy để con tự suy nghĩ và đưa ra quyết định về trường học, nơi ở, sống chung với bố hay mẹ… Sau đó, cha mẹ có thể giúp con bắt đầu cuộc sống mới với những thói quen mới. Có thể bạn sẽ phải chuẩn bị trước tâm lý về những thay đổi tâm lý của trẻ sau biến cố này, chính vì thế cha mẹ phải luôn gần gũi, động viên bé để bé trải lòng tâm sự, hạn chế những tổn thương tinh thần cho bé sau này.

giacmovang.com.vn
(Tổng hợp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *