5 điều kiêng kị trong phong tục cưới hỏi Việt Nam

Trong phong tục truyền thống Việt Nam có rất nhiều điều cấm kỵ. Ông bà xưa có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” cũng bởi cưới xin là việc hệ trọng, có những điều cấm kỵ không nên phạm phải để đảm bảo cuộc sống hôn nhân đôi vợ chồng được suôn sẻ sau này. Để cặp uyên ương êm ấm sống vui tới đầu bạc răng long thì trong hôn lễ phải kiêng kỵ một số vấn đề dưới đây.

1. Kiêng kỵ mẹ cô dâu tham gia rước dâu

Trong đoàn rước dâu người ta kiêng kỵ sự xuất hiện của mẹ cô dâu vì người ta quan niệm sợ cô dâu bịn rịn đòi bỏ về nhà theo mẹ đẻ đồng thời sợ con dâu và mẹ đẻ tạo nên thế lực mạnh lấn át mẹ chồng.

 

2. Kiêng kỵ cưới khi nhà đang có tang.

Khi nhà có tang tức là có chuyện buồn. Vì vậy trong thời gian này không thể tổ chức ăn uống vui chơi linh đình, đám cưới thì càng kiêng kỵ. Do đó mà nếu trong nhà có người trưởng thành đã đến tuổi phải lập gia đình, nếu đợi ba năm sẽ trễ muộn thì phải cưới chạy tang nếu có cha mẹ đau ốm nặng.Lúc này lễ cưới cũng làm đơn giản, đủ các nghi thức cần thiết dưới sự chứng kiến của những người thân thiết là được. Nếu không thì phải chờ hết thời gian để tang mới được tổ chức cưới.

3. Kiêng kỵ không được quên rải kim và tiền lẻ, gạo muối, cau trầu dọc đường

Khi đón dâu đi qua các cây cầu, ngã 3, ngã tư, ngã 5, ngã 7 cô dâu phải vứt gạo muối, kim, tiền lẻ, cau trầu xuống với mong muốn đoạn đường sắp tới của đôi uyên ương sẽ luôn suôn sẻ, giàu sang, hạnh phúc và may mắn sau này cũng như giải trừ xui xẻo.

 

4. Kiêng lấy vào năm kim lâu của người nữ

Khi tính tuổi của đôi nam nữ, người ta còn tính toán tuổi kim lâu của người nữ. Tuổi kim lâu là tuổi âm lịch có số đuôi là 1, 3, 6, 8. Dân gian thường tránh tổ chức cưới vào tuổi kim lâu của người nữ vì theo quan niệm, khi cưới vào năm kim lâu vợ chồng sẽ gặp khó khăn, quan hệ vợ chồng dễ bất hòa, lục đục, con cái sinh ra dễ bệnh tật… Tuy nhiên, cũng có quan niệm cho rằng, vẫn có thể tiến hành hôn lễ vào năm kim lâu nếu qua ngày Đông chí.

image

5. Kiêng làm vỡ/bể đồ đạc

Ngày cưới thường đông người, gia chủ thường không chu toàn được mọi việc nên việc đổ, vỡ đồ đạc là điều có thể xảy ra. Tuy nhiên nên hạn chế tối đa, chuẩn bị kỹ càng để tránh việc đổ vỡ vì theo quan niệm người xưa, việc này là điềm không tốt cho đôi trẻ. Trong ngày cưới, kỵ nhất là vỡ gương, vỡ ly cốc hay gãy đũa. Tương truyền nếu việc này xảy ra thì đôi vợ chồng sẽ xảy ra bất hòa, đổ vỡ, chia ly nên thường mời thầy hoặc làm lễ giải hạn.

giacmovang.com.vn
(Tổng hợp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *